Tủ điện công tơ là một thành phần quan trọng trong hệ thống điện gia đình và công nghiệp, đóng vai trò quản lý và đo lường lượng điện tiêu thụ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của tủ điện công tơ và cách lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bạn.
Tủ điện công tơ là gì?
Tủ điện công tơ là thiết bị dùng để đo đếm điện năng kỹ thuật hoặc đo đếm điện năng thương mại. Thông thường thì tủ điện này được sử dụng ở các trạm biến áp, nhà máy công nghiệp, chung cư, văn phòng… Nhờ vào tủ điện công tơ nên người sử dụng có thể đo đếm, giám sát điện năng cho các đơn vị điện lực cung cấp điện.
Nếu các bạn để ý, đặc biệt là đối với các hộ gia đình hay các bạn sinh viên đi thuê trọ thì ở mỗi phòng của các bạn sẽ có một công tơ điện nhằm hiển thị chỉ số điện để biết lượng điện mỗi tháng các bạn sử dụng hết bao nhiêu. Còn tủ công tơ điện sẽ chứa các công tơ điện con. Còn trong công nghiệp thì các tủ điện công tơ còn có chức năng truyền thông tin và dữ liệu đến trung tâm điều khiển để quản lý.
Trong tiếng anh thì tủ công tơ điện có nghĩa là electric meter, electricity meter, electrical meter hay kWh meter.
Đặc điểm cấu tạo của tủ điện công tơ
Cấu tạo của tủ điện công tơ còn phụ thuộc vào thiết kế theo theo phụ tải mà người dùng yêu cầu. Hiện nay phổ biến với hai loại tủ điện là tải 1 pha hoặc tải 3 pha.
Tủ điện công tơ thường được làm bằng vật liệu composite hoặc tole sơn tĩnh điện. Chúng có khả năng lắp đặt cố định trên tường, trên cột thẳng đứng. Được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, tùy từng loại và trung bình thì mỗi tủ công tơ sẽ chứa khoảng từ 1 -30 công tơ con.
Bề mặt tủ thường được mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện hoặc sơn các màu khác nhau do khách hàng yêu cầu. Tủ thường thiết kế 1 cách hoặc 2 cánh theo yêu cầu của người dùng. Kích thước tiêu chuẩn thường được áp dụng là:
- H – Cao (mm): 450 – 2000
- W-Rộng(mm): 400 – 1000
- D – Sâu (mm): 200 – 800
Chất liệu thường sử dụng là thép CT3, thép không gỉ (inox) SUS 201, SUS304. Các loại tủ đều áp dụng công nghệ sản xuất như: phương pháp cắt laser CNC, chấn CNC, sơn tĩnh điện để bảo vệ…Các thiết bị phụ kiện có thể được nhập khẩu tại các thương hiệu nổi tiếng như LS, ABB, SCHNEIDER, FUJI, HYUNDAI… Tất cả các tủ điện công tơ đều tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 và các tiêu chuẩn tiêu chuẩn quốc tế IEC 60439-1:2004.
Phân loại tủ công tơ điện
Phân loại theo phụ tải là tải 1 pha hay tải 3 pha. Tùy vào nhu cầu sử dụng và mục đích sử dụng sẽ có loại tủ điện công tơ phù hợp. Phân loại theo cơ cấu đo thì ta có hai loại là công tơ cơ và công tơ điện tử. Tủ công tơ điện tử cho kết quả đo chính xác hơn, việc đọc chỉ số điện cũng nhanh hơn thông qua kết nối không dây có sẵn đi kèm. Cụ thể là:
- Phụ tải 1 pha thường là công suất nhỏ dùng công tơ 1 pha trực tiếp 3/9A, 5/20A, 10/40A, 20/80A, 40/120A…
- Phụ tải 3 pha công suất lớn : Với iđm > 100A dùng công tơ gián tiếp kết hợp biến dòng với thứ cấp 1A hoặc 5A.
- Phụ tải 3 pha công suất nhỏ : Với iđm < 100A dùng công tơ trực tiếp 10/20A, 10/40A, 20/40A, 30/60A, 50/100A.
Chức năng và ứng dụng của tủ điện công tơ
Chức năng chính của chúng là đo đếm, giám sát điện năng của người sử dụng hoặc cho các đơn vị điện lực. Một số tủ còn có chức năng truyền thông tin và dữ liệu đến trung tâm điều khiển để quản lý. Điều này giúp cho người dùng, đơn vị điện lực giám sát được lượng điện tiêu thụ và các vấn đề xảy ra đối với lượng điện.
Thường thì tủ điện công tơ áp dụng cho các trạm biến áp trong các công trình công nghiệp và dân dụng. Hầu hết ta thấy chúng có mặt ở các nhà máy, xưởng sản xuất, trường học, chung cư, trường học, văn phòng, hộ gia đình…