Lắp đặt tủ điện và những lưu ý quan trọng

Lắp đặt, đấu nối tủ điện là công việc quan trọng trong chuỗi quá trình hoàn thiện tủ điện. Đây là khâu quyết định chất lượng đầu ra và quyết định quá trình vận hành của một hệ thống điện. Chính vì vậy, việc thực hiện đấu nối tủ điện cần phải đúng quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Để tránh sai sót trong khi thực hiện đấu nối tủ điện cùng Forward tìm hiểu ngay các bước lắp đặt tủ điện nhé!

Các bước lắp đặt tủ điện

Bước 1: Kiểm tra vỏ tủ điện đúng tiêu chuẩn, kích thước, đạt chất lượng trước khi lắp đặt tủ điện

Đây là khâu quan trọng trong để quyết định độ bền của tủ điện cũng như đúng chủng loại, kích thước để lắp đặt nhanh chóng, đúng kỹ thuật nhất.

Bước 2: Đọc hiểu bản vẽ và danh sách vật tư trong lắp đặt tủ điện

Việc đọc hiểu bản vẽ là yếu tố hết sức quan trọng, khi đọc hiểu được bản vẽ thì mới biết được mục đích công việc của cần làm cho mỗi tủ điện. Biết làm gì trước, làm gì sau cho hợp lý và hiệu quả công việc nhất.

Khi đọc bản vẽ cần kết hợp với danh sách vật tư tủ điện xem các thiết bị trên bản vẽ có thiếu thừa gì so với danh sách vật tư không. Phản hồi lại với người quản lý cấp trên nếu có, để có phương án nhập thêm vật tư hoặc chỉnh sửa thiết kế.

Đọc bản vẽ cần đọc và chú ý các điểm sau:

Đọc bản vẽ quy cách tủ điện:

Bảng này sẽ cung cấp đầy đủ thông số về tủ điện, chủng loại tủ điện, mẫu mã, quy chuẩn. Các bạn cần đọc kỹ để nắm rõ quy cách tủ điện. Xem bản vẽ quy cách tủ điện tại đây.

Đọc bảng ghi chú ký hiệu:

Đây là bảng quy định chung về các ký hiệu thiết bị của ngành điện. Tuy nhiên, mỗi công ty sẽ có phòng thiết kế khác nhau nên ký hiệu có sự khác biệt đôi chút về hình dạng. Các bạn đấu nối công ở công ty nào lâu thì sẽ quen ký hiệu, còn nếu mới vào thì có thể hỏi các bạn làm trước những ký hiệu chưa rõ. Xem một số ký hiệu thông dụng của thiết bị điện tại đây.

Đọc bản vẽ bố trí thiết bị:

Công việc chính của bước này là xác định vị trí lắp đặt, cách lắp đặt, kích thước hình dạng thực tế và các thông số kèm theo cho từng thiết bị. Ở khâu này cần nắm được cần những loại bulong, ecu, ray gá hay máng điện như thế nào để gắn được thiết bị lên tủ. Xem bản vẽ mẫu về bố trí thiết bị tủ điện tại đây.

Đọc bản vẽ động lực:

Khâu này cần xác định được các loại đồng thanh cái, dây động lực, đầu cốt động lực. Bản vẽ thiết kế chuẩn thì sẽ có tiết diện dây đầy đủ theo chủng loại và mẫu mã. Một số công ty nhỏ sẽ không chú ý đến khâu này lắm, nên thường để chống chủng loại dây sử dụng. Nếu các bạn làm kinh nghiệm sẽ biết cần dùng loại cáp nào, nếu các bạn là người mới có thể tham khảo bảng chọn tiết diện dây dẫn động lực ở bước 4. Xem sơ đồ động lực một sợi của tủ điện phân phối tổng MSB 4000A tại đây.

Đọc bản vẽ điều khiển:

Thông thường bản vẽ điều khiển được thiết kế từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Nên các bạn đọc bản vẽ điều khiển cũng theo trình tự này sẽ dễ hiểu nhất. Chung quy lại, bản vẽ điều khiển dùng để điều khiển đóng cắt các cuộn hút của rơ le, contacor theo các tín hiệu đầu vào hay các nút nhấn, chuyển mạch. Thông qua rơ le, contactor để điều khiển động cơ, bơm, van,…

Một bản vẽ thiết kế tủ điện.
Một bản vẽ thiết kế tủ điện.

Bước 3: Gá lắp thiết bị điện lên để lắp đặt tủ điện

Gá các thiết bị như: Aptomat, khởi động từ, đồng hồ, chuyển mạch, đèn báo…

Nguyên tắc gá thiết bị điện:

Trường hợp có bản vẽ thiết kế các bạn sẽ gá lắp theo bản vẽ thiết kế.

Trường hợp tủ chưa có bản vẽ thiết kế: các bạn nên lắp sắp xếp sao cho diện tích sử dụng là ít nhất, tiết kiệm dây dẫn điện và đảm bảo được cả tính thẩm mỹ. Cách sắp xếp hợp lí nhất được bố trí như sau:
• Aptomat tổng đặt trên cùng góc trái;
• Góc phải trên cùng lắp cầu chì, bộ nguồn, bộ bảo vệ pha;
• Các át nhánh để xuống hàng bên dưới;
• Sau là bộ điều khiển, rơ le trung gian;
• Tiếp theo đến contactor, rơ le nhiệt;
• Dưới cùng là cầu đấu.

Lắp các thiết bị lên tủ điện.
Lắp các thiết bị lên tủ điện.

Bước 3: Lắp đặt thanh ray, máng nhựa

Các thanh ray bắt thiết bị, máng nhựa đi dây dẫn cũng được lắp đặt lên trước khi đấu nối

Bước 4: Tiến hành đấu nối theo đúng sơ đồ bản vẽ thiết kế

Sau khi hoàn thiện gá toàn bộ chi tiết lên thì tiến hành đấu nối tủ điện hạ thế theo đúng sơ đồ bản vẽ thiết kế. Các mạch điện được đấu nối chi tiết và cẩn thận. Các dây dẫn điện được đi gọn gàng và ngăn nắp trong máng nhựa, tránh bị rối dây khi sửa chữa.

Bước 5: Kiểm tra và test nguội trước khi đưa tủ điện vào thử

Khâu này quan trọng và quyết định toàn bộ chất lượng của tủ điện hạ thế. Chính vì vậy người kỹ sư cần kiểm tra cẩn thận, tránh sai xót sẽ dẫn đến chập cháy nguy hiểm tới tính mạng và tài sản.

Bước 6: Cuối cùng là hoàn thiện nhãn mác và đóng gói xuất xưởng.

Nếu bạn đang tìm mua vỏ tủ điện chất lượng cao cùng giá tốt hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Kiểm tra trước khi đóng gói và xuất xưởng.
Kiểm tra trước khi đóng gói và xuất xưởng.

Các lưu ý khi lắp đặt tủ điện hạ thế

Tủ điện hạ thế là một phần không thể thiếu trên toàn bộ hệ thống điện trong dân dụng cũng như trong công nghiệp. Nên khi lắp đặt tại xưởng sản xuất chúng ta phải lưu ý một số điểm sau:

Về cơ khí:

Lựa chọn đầu vào

Sản xuất theo đúng bản vẽ thiết kế đã được khách hàng phê duyêt. Khi phát hiện có những vị trí không triển khai được cần báo lại phòng kỹ thuật để có phương án tối ưu nhất.

Khi lựa chọn tôn gia công phần vỏ tủ điện hạ thế nên lưu ý các tấm tôn phải đẹp. Không bị cong vênh hay lượn sóng, sẽ làm cánh hay hông tủ biến dạng không lắp đặt được.

Tạo hình

Khi đột các mặt lỗ trên cánh tủ điện hạ thế cần lưu ý các chi tiết như: Đèn báo pha, mặt đồng hồ, chuyển mạch, các vị trí lỗ khoét Aptomat. Các chi tiết phải đột đúng vị trí, kích thước, tránh bị mắc dao đột vào phôi dẫn đến sai lệch hệ lỗ. Khi đó sẽ không thể lắp đặt được các thiết bị lên khi đấu nối.

Công đoạn chấn, gấp các chi tiết tủ điện hạ thế sau khi đột lỗ. Các chi tiết được thiết kế phù hợp với chày và cối máy chấn C.N.C sao cho khi gia công dễ nhất. Các chi tiết xong đều phải đảm bảo đúng kích thước, vuông vắn và không cong vênh.

Hoàn thiện

Hàn, mài hoàn thiện tủ điện hạ thế. Khâu này khá quan trọng, nó là khâu cuối cùng trước khi đi sơn nên các chi tiết phải đảm bảo chính xác và thẩm mỹ. Các mối hàn phải đẹp nhưng chắc chắn, che được các vị trí khe hở do chấn gấp để lại.

Sơn tĩnh điện hoàn thiện bề mặt sản phẩm. Với công nghệ sơn tĩnh điện tự động cùng bảy bên xử lý trước khi cho vào buồng sơn. Chúng tôi luôn cho ra lò các sản phẩm tủ điện hạ thế bền đẹp và đáp ứng tiến độ.

Công nhân thực hiện lắp cánh tủ cho tủ điện ngoài trời 1 lớp cánh.
Công nhân thực hiện lắp cánh tủ cho tủ điện ngoài trời 1 lớp cánh.

Về xưởng điện:

Sau khi tủ điện hạ thế được hoàn thiện xong phần cơ khí. Xưởng điện sẽ lắp ghép cánh, thân, hoàn thiện vỏ tủ

Gá các thiết bị như: Aptomat, khởi động từ, đồng hồ, chuyển mạch, đèn báo…

Các thanh ray bắt thiết bị, máng nhựa đi dây dẫn cũng được lắp đặt lên trước khi đấu nối

Sau khi hoàn thiện gá toàn bộ chi tiết lên thì tiến hành đấu nối tủ điện hạ thế theo đúng sơ đồ bản vẽ thiết kế. Các mạch điện được đấu nối chi tiết và cẩn thận. Các dây dẫn điện được đi gọn gàng và ngăn nắp trong máng nhựa, tránh bị rối dây khi sửa chữa.

Kiểm tra và test nguội trước khi cho điện vào thử. Khâu này quan trọng và quyết định toàn bộ chất lượng của tủ điện hạ thế. Chính vì vậy người kỹ sư cần kiểm tra cẩn thận, tránh sai xót sẽ dẫn đến chập cháy nguy hiểm tới tính mạng và tài sản.

Cuối cùng là hoàn thiện nhãn mác và đóng gói xuất xưởng.

Kiểm tra kỹ lại trước khi xuất hàng.
Kiểm tra kỹ lại trước khi xuất hàng.

Lắp đặt một số loại tủ điện hạ thế thường gặp:

  • Tủ điện điều khiển trung tâm ( MSB )
  • Tủ điện phân phối DB
  • Tủ điện ATS
  • Tủ điện điều khiển động cơ
  • Tủ điện biến tần
  • Tủ tụ bù hạ thế
  • Tủ điện chiếu sáng
  • Tủ điện công tơ

>>> Xem thêm các loại tủ điện

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỔNG HỢP FORWARD ELECTRIC

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Gia Lộc I, Phường Thạch Khôi, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Tel: 0220.383.1379

Hotline: 0799295866

Facebook: https://www.facebook.com/Dientonghop.vn